Vũ trụ Sumer Tôn giáo Sumer

Người Sumer hình dung vũ trụ là một mái vòm khép kín được bao quanh bởi một vùng biển nước mặn nguyên thủy.[5] Mái vòm úp lên trên mặt đất. Bên dưới mặt đất là địa phủ và vùng biển nước ngọt gọi là Apsû. Vị thần của vòm trời là An; vị thần của mặt đất là Ki. Ban đầu thế giới dưới lòng đất được cho là một phần mở rộng của nữ thần Ki, nhưng sau này đã dần phát triển khái niệm về Địa phủ Kur. Biển nước mặn nguyên thủy được đặt tên là Nammu, đến thời phục hưng hưng Sumer trở đi thì được biết đến như là Tiamat.

Truyền thuyết sáng thế

Nguồn thông tin chính về huyền thoại sáng tạo Sumer là từ phần mở đầu của sử thi Gilgamesh, Enkidu, và Cõi âm,[6]:30–33 có một đoạn mô tả ngắn gọn quá trình sáng tạo: ban đầu, chỉ có Nammu, biển nguyên sinh.[6]:37–40 Sau đó, Nammu đã sinh ra An là trời và Ki là đất.[6]:37–40 An và Ki giao phối với nhau, sinh ra Enlil, thần gió, mưa và bão.[6]:37–40 Enlil tách An khỏi Ki và trị vì mặt đất, còn An trị vì bầu trời.[6]:37–41

Thiên giới

Người Mesopotami cổ đại coi bầu trời là nhiều lớp mái vòm (thường là ba, nhưng đôi khi là bảy) bao phủ lên một trái đất phẳng.[7]:180 Mỗi mái vòm được làm từ một loại đá quý khác nhau.[7]:203 Mái vòm thấp nhất của trời được làm bằng jasper và là nhà của các vì sao.[8] Mái vòm giữa của thiên đường được làm bằng đá saggilmut và là nơi ở của các vị thần thiên giới.[8] Mái vòm cao nhất và ngoài cùng của thiên đàng được làm bằng đá luludānītu và được nhân cách hóa thành An, vị thần của bầu trời.[8][9] Các thiên thể cũng được đồng hóa với các vị thần cụ thể.[7]:203 Sao KimInanna, nữ thần tình yêu, tình dục và chiến tranh.[7]:203[10]:108–109 Mặt trời là anh trai bà, Utu, thần công lý,[7]:203 và mặt trăng là cha của họ Nanna.[7]:203 Người phàm trần không thể lên thiên giới,[11] linh hồn của họ sau khi chết sẽ xuống Kur (sau này gọi là Irkalla), một thế giới ngầm đen tối, nằm sâu bên dưới mặt đất.[11][12]

Kiếp sau

Ấn con dấu hình trụ của người Sumer cổ đại cho thấy vị thần Dumuzid bị tra tấn trong Địa ngục bởi những con quỷ galla

Thế giới bên kia của người Sumer là một hang động tối tăm, buồn tẻ nằm sâu dưới lòng đất,[12][13] nơi người dân được cho là tiếp tục "một phiên bản bóng tối của cuộc sống trên trái đất".[12] Chốn ảm đạm này được gọi là Kur,[10]:114 và được cho là do nữ thần Ereshkigal cai trị.[7]:184[12] Tất cả các linh hồn đều phải đi tới thế giới bên kia, bất chấp mọi hành vi của họ khi con sống.

Các linh hồn trong Kur được cho là không ăn gì ngoài bụi bặm[10]:58 và các thành viên gia đình của người chết sẽ thực hiện nghi lễ đổ rượu vào mộ người chết thông qua một ống đất sét để họ có thể uống.[10]:58 Tuy nhiên, có một số bằng chứng về các nghi lễ đám tang chỉ ra rằng nhiều người tin rằng nữ thần Inanna, em gái của Ereshkigal, có quyền ban tặng cho những người sùng bái bà những ân huệ đặc biệt ở thế giới bên kia.[12] Trong triều đại thứ ba của Ur, người ta tin rằng người ở thế giới bên kia bị đối xử như thế nào phụ thuộc vào cách người đó được chôn cất;[10]:58 người được chôn cất xa hoa sẽ được đối xử tốt,[10]:58 nhưng những người được chôn cất qua loa sẽ bị đối xử kém.[10]:58

Lối vào Kur được cho là nằm ở vùng núi Zagros ở viễn đông.[10]:114 Nó có bảy cánh cổng,[12] do thần Neti canh gác.[7]:184[10]:86 Sukkal (sứ giả) của Ereshkigal là Namtar.[7]:184[10]:134 Galla là một loài quỷ sống dưới địa phủ;[10]:85 có nhiệm vụ đi kéo linh hồn của những kẻ không may xuống Kur.[10]:85 Chúng thường được nhắc đến trong các văn bản pháp thuật,[10]:85–86 và một số văn bản nói rằng chúng có bảy con.[10]:85–86 Người Lưỡng Hà sau này gọi địa phủ bằng tiếng Đông Semit là Irkalla. Trong thời kỳ Akkad, vai trò là người cai trị địa phủ của Ereshkigal được giao cho Nergal, thần chết.[7]:184[12] Người Akkad cố gắng trung hòa sự đồng trị vì này bằng cách cho Nergal làm chồng của Ereshkigal.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Tôn giáo Sumer //www.amazon.com/dp/B000S97EZ2 http://booksandjournals.brillonline.com/content/jo... http://mi.byu.edu/publications/books/?bookid=21&ch... http://faculty.gordon.edu/hu/bi/Ted_Hildebrandt/OT... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/ http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://oracc.museum.upenn.edu/amgg/listofdeities/a... http://wsu.edu/~dee/MESO/SUMER.HTM http://www.ancient.eu/article/701/ http://home.comcast.net/~chris.s/hittite-ref.html#...